Công nghệ 4.0 làm cho những người làm trong nghề khách sạn quen với thuật ngữ sales OTA mà đâu đó quên mất cách làm thị trường ngách hoặc đến nhanh nhất với khách hàng mục tiêu, đó là qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Telegram, twitter...Hôm nay tôi xin chia sẻ cho quí anh chị hữu duyên biết được bí kíp 20 kỹ năng cần làm để có thể bán tốt hơn, đa dạng hơn cho cơ sở lưu trú của mình.

Nền tảng mảng xã hội bao gồm những kênh nào?
Theo dữ liệu người dùng và bài viết trên hotel tech thì tôi tóm gọn cho khách sạn các kênh mạng xã hội mà người dùng trên toàn thế giới ưa dùng, thay vì cứ cố gắng đăng trên mọi nền tảng mà thế giới đang có thì bạn nên chọn cho mình 2-3 kênh để có thể tập trung vào nó – điều này giúp cho sự tâp trung được tốt đa hơn là dàn trải.
Instagram: Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và 143 triệu người dùng ở Hoa Kỳ, Instagram là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Nội dung của Instagram thiên về hình ảnh – ảnh và video là nguồn sống của nền tảng này.

Facebook: Là một trong những nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên, mức độ phổ biến của Facebook đã chững lại trong những năm gần đây, nhưng nền tảng này vẫn có gần 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Ngoài việc đăng văn bản, ảnh và video trên Facebook, bạn cũng có thể chia sẻ liên kết tới trang web hoặc blog của mình trên Facebook, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của các kênh tiếp thị trực tiếp của bạn.
Twitter: Từ 330 đến 350 triệu người sử dụng Twitter mỗi tháng, nhiều người trong số họ ở ngoài Hoa Kỳ, khiến Twitter trở thành một nền tảng phổ biến nhưng không được sử dụng rộng rãi như Instagram hay Facebook. Các bài đăng trên Twitter ban đầu được giới hạn ở 140 ký tự, sau đó là 280 ký tự và vào đầu năm 2023, Twitter bắt đầu cho phép người dùng đăng những dòng Tweet dài hơn.
TikTok: Nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất, TikTok đã đi từ chỗ mù mờ đến có mặt khắp nơi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020. Ngày nay, nền tảng này có hơn 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu. Phương tiện nội dung chính của TikTok là video: người dùng đăng các video ngắn, thường có nhạc hoặc có lồng tiếng.
YouTube: YouTube là một nền tảng truyền thông xã hội dựa trên video khác và là trang web được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới, với 2,5 người dùng hoạt động hàng tháng. Nội dung trên YouTube trải dài từ vlog đến video phát trực tiếp, video ca nhạc cho đến phim truyện.
LinkedIn: Với gần 1 tỷ người dùng đã đăng ký, LinkedIn là nền tảng truyền thông xã hội tập trung vào doanh nghiệp. Bạn có thể tìm thấy các bài đăng việc làm, hồ sơ công ty và cơ hội kết nối trên trang này và các thương hiệu có thể tận dụng LinkedIn để tiếp thị nhân viên, thu hút nhân tài và PR, ngoài việc quảng cáo tới khán giả là các chuyên gia.
Tripadvisor: Được biết đến là một trong những nền tảng đánh giá lớn nhất thế giới, Tripadvisor không nhất thiết phải là một nền tảng truyền thông xã hội nhưng nó là điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng đối với các khách sạn. Những vị khách trước đây chia sẻ trải nghiệm trung thực của họ và những vị khách tiềm năng tìm đến Tripadvisor để lấy cảm hứng và thông tin trong quá trình đặt phòng. Tripadvisor.com nhận được gần 200 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
20 bí kíp/ chiến lược gợi ý cho khách sạn để thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu
Hãy cùng xem những tips sau bạn đã làm chưa nhé, để có được những tham khảo thêm hữu ích cho chính bản thân khi bán phòng chủ động trên mọi nền tảng (ngoài OTA)
- Chia sẻ video, hình ảnh có dung lượng cao: điều này làm cho chất lượng content trở lên có hiệu quả khi khách hàng tìm đến thông tin mà họ đang muốn, ví dụ như khách sau khi tìm kiếm thông tin giá phòng, vị trí, cơ sở vật chất...trên các nền tảng OTA thì họ (khách) muốn xem thêm về cơ sở lưu trú của bạn...trong đó việc tìm thêm hình ảnh, video trên nền tảng mạng xã hội là một sư tham khảo tuyệt vời. Nó sẽ kích thích tốc độ đặt phòng và tạo niềm tin với khách hàng.

- Tạo ra các gói khuyến mại tặng kèm: ví dụ như đặt phòng được miễn phí hoặc giảm giá dịch vụ Spa, đưa đón sân bay...trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng nó là một đòn bẩy cực kỳ hữu ích cho việc thu hút khách hàng cũng như tác động trực tiếp đến quyết định đặt của khách hàng.
- Hãy luôn luôn trả lời kịp thời các câu hỏi của khách hàng trên khi bạn nhận được: giúp cho bạn có thể kết nối dễ ràng hơn đến khách hàng nhanh nhất. Thường các khách sạn lớn có đội ngũ riêng phụ trách công việc này một cách chuyên nghiệp và rất có hiệu quả.
- Sử dụng video quảng cáo của những cá nhân nổi tiếng có ảnh hưởng trên mạng xã hội: đây là một phương án tốn chi phí, tuy nhiên nếu bạn làm được thì cũng là cách giúp cho thương hiệu khách sạn trở lên quen thuộc với khách hàng.
- Khuyến khích khách hàng chia sẻ (share) và check in tại cơ sở lưu trú.
- Tạo khuyến mại, chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng đặt phòng trực tiếp qua nền tảng mạng xã hội: điều này sẽ kích thích sự tò mò và chính sự độc quyền sẽ phá vỡ sự phụ thuộc vào các nền tảng OTA hiện tại, giảm chi phí hoa hồng...
- Chia sẻ thêm các điểm du lịch hấp dẫn ở địa phương: ví dụ như lễ hội truyền thống, các món ăn ngon...khi điều này được lan truyền thì đồng nghĩa với việc cơ sở lưu trú của bạn được hiển thị nhiều hơn trên nền tảng internet.
- Các video hậu trường: ví dụ như các video phía sau, hoặc các video phỏng vấn, cảm nhận của nhân viên về môi trường làm việc, phục vụ khách...điều này làm tăng trí tò mò khi khách hàng tìm đến và xem video của bạn.
- Phát trực tiếp video.
- Chạy quảng cáo trên mạng xã hội: một trong những hành động mà chúng tôi gợi ý sẽ là việc bạn bỏ tiền để chạy quảng cáo (ví dụ FB), việc này thực sự đem lại hiệu quả về hiển thị, tiếp cận cũng như chuyển đổi những khách hàng đang quan tâm đến lưu trú tại khách sạn của bạn
- Cộng tác với các đối tác là các công ty lữ hành, các dịch vụ ở địa phương: như các cơ sở dịch vụ ăn uống, Spa, nghỉ dưỡng...làm tăng phong phú sự trao đổi khách hàng khi cần.
- Chia sẻ các đánh giá ấn tượng của khách
- Tạo ra các phần hỏi đáp xoay quanh về cơ sở lưu trú hoặc một sự kiện, điểm du lịch nào đó ở địa phương mà khách sạn của bạn đang có.
- Hãy ghi lại khoẳng khác đáng nhớ của khách, như sinh nhật, dịp Noel, kỷ niemj ngày cưới...lên các trang mạng xã hội, như là một sự PR đúng luật và tiếp cận nhiều hơn đến với khách hàng.
- Chia sẻ các sự kiện ở địa phương, như lễ hội, sự kiện âm nhạc...mà nhiều người đang quan tâm.
- Travel tips (chia sẻ các mẹo nên làm hoặc nên tránh khi đi du lịch): Đây mới là điều khách hàng đang quan tâm trước khi lên lịch chuyến đi đến vùng đất mới. Bạn làm được điều này thì sự hiển thị của bạn càng nhiều, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng càng cao.

- Nhân viên và những bài chia sẻ của họ.
- Tiến hành các cuộc khảo sát nhỏ: ví dụ như tham khảo dịch vụ mà khách hàng sau khi lưu trú.
- Hãy trả lời những bài đánh giá thường xuyên: ví dụ bạn cần thiết trả lời các bài đánh giá không tốt của khách để giải thích cho khách hàng sau hiểu được bạn đang thực sự quan tâm đến điều đó.
- Cuối cùng, bạn hãy luôn đừng từ bỏ việc cập nhâp thông tin trên mạng xã hội (như Facebook chẳng hạn): tránh việc sau 6-12 tháng mà không hề có thông tin nào ở trên đó.

Chiến dịch quảng cáo, PR-Marketing trên các nền tảng mạng xã hội là một công việc bạn đừng bỏ qua nó nếu không muốn những phòng trống hằng ngày cứ lặp lại, bên cạnh việc bán phòng trên nền tảng OTA (Online Travel Agent).
Nhớ nhé !
(bài viết có sử dụng hình ảnh và nội dung từ Hotel Tech).
Nhớ nhé !
(bài viết có sử dụng hình ảnh và nội dung từ Hotel Tech).