Case study BOOKINGCOM: Bạn có quá nhiều đặt phòng hủy phút chót hoặc vắng mặt (no-show)...nên làm gì nhỉ?


Case study BOOKINGCOM:
Bạn có quá nhiều đặt phòng hủy phút chót hoặc vắng mặt (no-show)...nên làm gì nhỉ?
...
Hãy cũng nhau xem những gợi ý của chúng tôi nhé:



Bạn hãy thật bình tĩnh, cố gắng làm lần lượt hoặc thực hiện 05 bước sau để hạn chế những những rủi ro cho chính mình:
  1. Xem lại chính sách hủy phòng (cancellation policy) hoặc chính sách giá: điều này rất quan trọng đối với những khách sạn đã, đang và sẽ gặp tình trạng khách hủy phót chót. Tình trạng này làm cho bạn không chủ động được công việc mình sẽ làm, như bạn giữ phòng đến sát ngày (hoặc trong ngày với 24h giờ trước ngày check in) thì khách lại hủy.
Rất đơn giản: gợi ý là hạn chế để chính sách hủy trước 24h nhé.
  1. Bán lại phòng: nghĩa là gì nhỉ? Khi bạn có chính sách hủy hợp lý (đừng có để chế độ 24h hoặc miễn phí hủy bất cứ lúc nào) thì việc khách hủy sẽ hạn chế được tình trạng phút chót khách cứ hủy hoặc no-show quá nhiều làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
  2. Cho phép bookingcom lấp phòng hoặc thanh toán bởi bookingcom hoặc để bookingcom đảm nhận nghĩa vụ thanh toán với chi phí hủy này nè.
  3. Áp dụng chính sách khách phải payment ngay khi đặt phòng được xác nhận hoặc đặt cọc (deposit): đương nhiên rồi, sẽ hạn chế được vấn đề khách hủy vô tội vạ và no-show sẽ ít đi vì nếu khách làm điều này đồng nghĩa với việc họ bị mất khoản phí nhất định, đặc biệt là khách Việt Nam và Ấn Độ...
  4. Nếu bạn nhất quyết có chính sách hủy miễn phí thì gợi ý là update thường xuyên mục “availability setting” để update nhé.
 

Kinh nghiệm sương máu nè:
  1. Khi nào bạn cầm tiền trên tay thì mới tin, còn không được quyền nghi ngờ bất cứ phương án nào đưa ra.
  2. Hãy luôn luôn kết nối với khách hàng ngay khi họ đặt (booked): nhớ nhé, dù có làm gì đi chăng nữa như tạo “rate plan” non-refundable thì cũng phải kết nối với khách để bạn biết được mấy giờ khách đến sân bay? Khách book bên nào? Khi rời đi họ đi đâu?...
  3. Hãy dùng kết nối đa kênh (Channel Manager) để bán đa kênh nếu nhỡ đâu một trong số ít nền tảng OTA khách bị hủy phút chót đột suất.
  4. Đào tạo nội bộ là quan trọng vì nhân viên mới là người follow up chứ không phải DOS hay GM/ owner: vì vậy, nếu nhân viên phụ trách mà “ngu” dưới mức kỳ vọng thì nhớ báo bạn ấy vào nhóm này thường xuyên update bài chia sẻ của tớ nè.
  5. Đừng bao giờ để chính sách “hủy miễn phí” + đặt phòng không cần số thẻ visa/master...vì những điều này là nguyên nhân khách đặt phòng quá ư dễ ràng...trừ khi để điều này với mục đích viết mấy bài fake review.
...

Bạn thấy chưa, luôn luôn cập nhật là một điều tốt cho chính bạn.
Chúc anh chị em có cái tết dương lịch khách full đầy
(cho đi là cứ phải mất hút)...