Dynamic Pricing là gì?


Dynamic Pricing trong ngành khách sạn nghĩa là gì?

Dynamic pricing là một thuật ngữ chuyên ngành dành cho những người làm kinh doanh bán phòng khách sạn online, Dynamic Pricing là một hành động điều chỉnh giá linh hoạt dựa trên các biển hiện thực tế, như: sự biến đổi nhu cầu của khách hàng đối với các sự kiện như ngày cuối tuần, ngày lễ (như năm mới, ngày lễ noel, ngày đặc biệt mà sức mua có thể tăng hoặc giảm), Dynamic Pricing giúp cho các cơ sở lưu trú có thể điều chỉnh giá tự động (auto) dựa trên các thuật toán phức tạp mà giải pháp định giá linh hoạt về “giá bán”.



Cụ thể là Dynamic Pricing sẽ hoạt động dựa trên một phần mềm có chức năng tự động (auto) điều chỉnh giá phòng khách sạn dựa trên nhu cầu của thị trường và các yếu tố khác đi kèm. Phần mềm dynamic pricing sử dụng các thuật toán để phân tích dữ liệu, như:
  • Tỷ lệ công suất phòng,
  • Thông tin của khách và
  • Giá của đối thủ cạnh tranh
Mục đích là xác định giá phòng của khách sạn tại một thời điểm nhất định.
Chính những hành động này làm cho cơ sở lưu trú có thể tăng doanh thu ở những thời điểm như: mùa cao điểm (high season) và những ngày có nhu cầu cao (ví dụ là những ngày lễ đặc biệt, như lễ tình nhân 14/2 chẳng hạn) và đồng thời cũng giúp cho chủ cơ sở lưu trú giảm giá đúng thời điểm mà nhu cầu thị trường thấp (ví dụ low season).
Phần mềm dynamic dựa vào 3 chỉ số chính là:

  • Nhu cầu của thị trường
  • Công suất thực của khách sạn (Occupancy )
  • Các yếu tố khác
Phần mềm sẽ sử dụng các thuật toán và máy học để phân tích dữ liệu như tỷ lệ lấp đầy, cách mà khách đặt phòng, tính mùa vụ, các sự kiện địa phương và giá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán cụ thể của từng ngày nhằm tối ưu hóa doanh thu ở một thời điểm nhất định.
 
Nó giúp cho chủ khách sạn tiết kiệm được thời gian, công sức và duy trì tính cạnh tranh bằng việc điều chỉnh giá bán phù hợp theo thời gian thực diễn biến thị trường và các sự kiện địa phương.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TOOLS DYNAMIC PRICING ĐEM LẠI?

Tăng doanh thu (Increased revenue): Bằng việc điều chỉnh giá hợp lý theo nhu cầu thực của thị trường khách sạn có thể bán với giá cao hơn ở những mùa cao điểm và những ngày có nhu cầu cao...dẫn đến việc doanh thu tăng.

Lấp đầy những ngày mà phòng còn trống (Reduced vacancies): Bằng cách giảm giá vào những ngày mà nhu cầu thị trường thấp sẽ giúp cho khách sạn lấp đầy được số lượng phòng và giảm được số lượng phòng trống.

Tối ưu hóa giá bán phòng tốt hơn (Better rate optimization): Phần mềm sử dụng thuật toán để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định về giá, từ đó giúp cho khách sạn tối ưu hóa giá bán >>>từ đó đem đến doanh thu tốt hơn.

Tự động (Automation): phần mềm tự động hóa qui trình định giá bán, tiết kiệm thời gian và công sức.

Tạo được lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage).

Theo hướng dữ liệu thực hơn là phán đoán (Data-Driven): dựa vào các thuật toán phân tích nó cung cấp các thông tin cho khách sạn để từ đó đưa ra các chiến lược giá đúng đắn.

Kiểm soát tốt hơn về giá (Better rate control): đó là giúp cho khách sạn kiểm soát tốt hơn về giá bán, cũng như dựa vào các dữ liệu thực mà chủ khách sạn có thể tăng tỷ lệ lợi tức tốt hơn trong đầu tư.

NHỮNG TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA DYNAMIC PRICING phải có?

Tự động định giá (Automated pricing)
Phân tích dữ liệu (Data analysis)
Tích hợp với các phần mềm, giải pháp mà khách sạn đang có (Integration with property management software): như PMS, CMS
Tối ưu được các nguyên tắc và những cài đặt lên phần mềm (Customizable rules and settings)
Đề suất giá bán (Pricing recommendations): phần mềm sẽ cung cấp các đề suất về giá dựa trên phân tích dữ liệu và xu hướng thị trường...giúp cho chủ khách sạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Kiểm tra thử giá (Price testing): phần mềm cho phép người dùng kiểm tra thử (test) về giá để có thể xác định chiến lược tối ưu cho khách sạn.
Theo dõi dữ liệu lịch sử - quá khứ (Historical data tracking): phần mềm giúp cho người dùng theo dõi được quá khứ hoạt động để so sánh giá để từ đó giúp cho chủ khách biết được mức độ hiệu quả đến đâu.
Tương thích đa nền tảng (Multi-Platforms compatibility): phần mềm phải tương thích với nhiều nền tảng khác nhau.
Báo cáo và phân tích (Reporting and analytics): từ đó giúp cho chủ khách sạn đưa ra các chiến lược về KHKD hiệu quả.

Tuy nhiên điều kiện để các khách sạn có thể sử dụng được chức năng điều chỉnh tự động giá bán đòi hỏi 2 điều kiện cơ bản là: phần mềm PMS và CMS để có thể kết nối với một tool Dynamic Pricing.


Chúc bạn có được thông tin hữu ích khi tìm hiểu đến thuật ngữ "Dynamic Pricing" trong ngành khách sạn.