Những gợi ý cho khách sạn mới nên làm những gì để hiệu quả trong năm 2025.


 Những gợi ý cho khách sạn mới nên làm những gì để hiệu quả trong năm 2025.
 

Một câu hỏi mới nhưng là cũ của rất nhiều anh chị em trong nghề nhưng luôn luôn mới với những người mới bỏ tiền ra đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh có điều kiện là “kinh doanh cơ sơ lưu trú”.

Đây là chủ đề được nói rất nhiều lần, nhưng vẫn có khá nhiều anh chị em hỏi inbox mình.

Hôm nay tớ chia sẻ kinh nghiệm nhé, khách sạn mới (người mới) nên làm những việc gì để vận hành tốt cơ sở lưu trú theo góc nhìn của mình.

Trước hết chúng ta có các góc nhìn như sau:
  • Góc nhìn & sự chuẩn bị của chủ khách sạn
  • Góc nhìn và chuẩn bị của giám đốc điều hành
  • Cuối cùng là của bp kinh doanh.

Nhưng thường thì không ai hoặc nếu có thì góc nhìn bị cá nhân hóa,  ví dụ: bạn xuống tiền 2-3 tỷ chung vốn đầu tư với 1-2 người khác để làm kinh doanh mảng phòng lưu trú (cụ thể là khách sạn/ căn hộ/ tàu du lịch, resort...).

Tại sao bị cá nhân hóa: ví dụ một bạn giám đốc điều hành tư vấn cho bạn trước khi khai trương thì thế mạnh của họ là xây dựng bộ máy, cơ cấu lương, thưởng, chế độ... một bạn trưởng KD thì tư vấn nghiêng hơn về bán hàng & xây dựng giá.

Nhưng với tớ thì: nói những câu khó nghe hơn là bức tranh màu hồng.

Trên góc độ một chủ đầu tư: thì quan trọng nhất là tiền về không bị lỗ mùa thấp điểm, & lợi nhuận tối đa mùa cao điểm là win, đặc biệt là chủ đầu tư có doanh thu trả lãi ngân hàng là win-win lắm rồi.

Đại loại có những lưu ý sau:

1. Kế hoạch kinh doanh nên (phải) có, trước khi có một giám đốc điều hành, vì sao ư? Vì không có khách thì giám đốc điều hành quản lý ai? Chắc nhiều người bảo tuyển quản lý về họ tự làm cho mình...cái này đúng nhưng chưa chắc đủ vì không hoặc khó tìm được 10/10 người có cả kinh nghiệm về bán hàng + điều hành cùng giỏi.
 
Gợi ý nè: hãy gặp một bạn sales ngồi nghe thật nhiều (chịu khó trả tiền cafe nhé) thì bạn sẽ hình dung được bán hàng sẽ gồm những gì trước khi gặp + tuyển một quản lý ưng ý.
 
2. Về bán hàng thì loanh quanh có những nguồn khách sau:
  • 2.1. Cty du lịch:
  • 2.2. Khách công tác, công vụ: gọi chung là cooperate
  • 2.3. Khách online nói chung: gồm facebook/ twitter... + khách OTA như agoda, booking, traveloka... + khách đặt trực tiếp qua google, website + khách qua các công ty kiểu B2B...
 
Vậy gợi ý ở đây là: dù có tuyển được sales hay không tuyển được thì bạn phải hiểu được nôm na khách nào cho giá thấp nhất, nguồn nào cho giá cao nhất...vì cơ bản nghề này có những đặc thù riêng bạn nên tìm hiểu.
 
Tiếp nè: nguồn khách có giá thấp nhất nên là 2.1. vì họ là công ty du lịch, còn nguồn khách 2.3 giá có thể thay đổi hằng ngày nhưng nên cao hơn 20-25% so với giá từ nguồn khách 2.1. còn vì sao vậy thì cứ ngồi với sales là ra vấn đề.
 
3. Vấn đề chính nè: thường thì quản lý hoặc DOS (trưởng phòng KD) nào cũng sẽ nổ đom đóm trước bạn đặc biệt là sales từ các hotel 4-5 sao thì càng hoành tráng như CV bạn đang được biết.
 
Gợi ý: cứ nghe đã, đừng vội theo hoặc chốt trước khi gặp ít nhất 2-3-4 sales kinh nghiệm tùy vào mối quan hệ hữu duyên bạn gặp được ai.


 
4. Gợi ý tiếp: bạn đừng nên ảo giá bán khi bạn nghĩ đã xuống tiền 5-10 tỷ cho một cơ sở lưu trú và nghĩ rằng bạn đang là sao số vì nhiều lúc dù bạn đầu tư đồ xịn đến mấy nhưng lại có giá bán thấp hơn một khách sạn có mức đầu tư ít hơn bạn.
Gợi ý đầy đủ: buôn có bạn bán có phường, khách là chung của cả thị trường...vì vậy hãy ngó nghiêng giá bán của hàng xóm trước khi quyết định. 

5. Sáu tháng đầu khai trương là cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ hotel nào, có 3 sai lầm tưởng như đúng nhưng lại chưa hoàn hảo:
  • Khai trương khách sạn vào đầu mùa cao điểm vì nghĩ có nhiều khách.
  • Tuyển sales 5 sao tập đoàn có CV hoành tráng tốt hơn là sales 3 sao.
  • Giảm giá quá thấp hoặc bán giá quá cao so với mức bình quân.
Gợi ý cho bạn: Hãy giữ tất cả các mối quan hệ liên quan đến sales hoặc vận hành vì sáu (6) tháng đầu mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, từ nhân sự vận hành, đến kế hoạch kinh doanh và những cơ hội. Nhưng dù là gì đi chăng nữa thì việc bán phòng hoặc đăng bán trên các nền tảng OTA là một việc làm đương nhiên dù có giám đốc điều hành hay không có giám đốc điều hành.

Trường hợp đội ngũ phòng kinh doanh của bạn có thế mạnh nghiêng về sales TA (nguồn khách từ công ty lữ hành là chính) thì việc cân bằng với bán OTA là cực kỳ quan trọng, bạn nghĩ sao nếu chỉ sau sáu (6) tháng mà DOS hoặc phòng kinh doanh rời đi thì những data thông tin khách sạn trên nền tảng OTA vẫn còn đó.


Vạn sự khởi đầu nan, càng dễ dãi càng dễ bán full phòng còn càng lăn tăn thì lại càng xa mục tiêu của sự kỳ vọng.

Câu chốt nè “không sợ đối thủ mạnh hơn, cao hơn, thiện chiến hơn + đánh gục...mà chỉ sợ bên trong bạn tự làm mình yếu đi”