Đây là một câu hỏi khá phổ biến hoặc gặp rất nhiều trong những năm qua ở mọi phân khúc nhưng thường xuất hiện ở những mô hình vừa nhỏ như Apartment, homestay, Resort, khách sạn dưới 3 sao...điều này làm cho rất nhiều host/ chủ khách sạn nghi ngờ về việc đẩy mạnh bán phòng trên nền tảng OTA nói riêng và đưa thông tin khách sạn trên nền tảng internet nói chung.
Hôm nay tôi xin chia sẻ cho quí anh chị em những lý do chính dẫn đến kết quả là sau khi đăng ký khách san mới trên nền tảng OTA (Online Travel Agency) nhưng có khá nhiều khách sạn có luôn những đặt phòng đầu tiên và ngược lại rất nhiều khách sạn rơi vào tình cảnh như đang đề cập.
Danh sách các lý do có thể có hoặc không nhưng thường sẽ là:
Thứ nhất: Content cập nhật chưa đầy đủ dẫn đến khách sạn chưa nhìn thấy đầy đủ thông tin khách sạn của bạn. Đây là lý do khá phổ biến dẫn đến việc khách sạn chờ mãi không thấy đặt phòng đầu tiên hoặc có lác đác 1-2 cái rồi sau đó im thin thít mất hút?

Những điểm cần lưu ý về “content” nghĩa là gì? Thường sẽ bao gồm các thông tin điền đủ về hình ảnh, thông tin đầy đủ như tên, địa chỉ, miêu tả phòng (room amenities), cơ sở vật chất nổi bật (facilities), các chính sách đi kèm như điều kiện hủy phòng, thanh toán, chính sách trẻ em...
Kết quả là thông tin chưa đầy đủ, khách sạn chưa hình dung được cơ sở lưu trú của bạn để đặt niềm tin vào việc đặt phòng và thanh toán.
Thứ 2: Sự cạnh tranh quá lớn của điểm đến, nghĩa là khách sạn của bạn quá nhỏ bé khi bạn ở một điểm đến có đến 1-2-3-4,000 cơ sở lưu trú cùng nhau bán trong khi số lượng khách hàng hạn chế.
Gợi ý ở đây chính là bạn cần có một kế hoạch kinh doanh hợp lý, chỉ cần làm được khâu đầu tiên trong 3 tháng đầu khai trương bạn sẽ có một nền tảng vững chắc cho những tháng tiếp theo.
Thứ 3: Bạn đăng ký thông tin khách sạn đúng vào mùa thấp điểm (low season) dẫn đến cơ hội tiếp cận khách sạn bị hẹp đi. Thời điểm vào là một kế sách khôn ngoan của những người có kinh nghiệm vận hành phòng kinh doanh so với những new bie (lính mới) mà không phải ai cũng biết.
Gợi ý cho bạn là: hãy tham khảo những người có kinh nghiệm trước khi bạn thực hiện và nó sẽ hạn chế những điểm yếu của bản thân.

Thứ 4: Hình ảnh qua sơ sài làm cho mất đi sự hấp dẫn với khách hàng. Hình ảnh chiếm đến 40% quyết định đặt phòng của khách hàng trên nền tảng OTA (theo kinh nghiệm bản thân mình), nếu ngay ở những ngày đầu bạn đăng bán trên OTA mà chỉ có những hình ảnh quá sơ sài, không rõ nét, góc chụp tối, chất lượng ảnh kém...thì rất khó để khách sạn của bạn đón thật nhiều khách đặt qua nền tảng OTA trong giai đoạn đầu tiên khai trương.

Gợi ý: hãy tìm đến những đơn vị chuyên chụp ảnh phòng khách sạn để họ giúp bạn có được những hình ảnh đẹp ưng ý. Bạn hãy nhớ rằng xã hội đang chuyên môn hóa và bạn rất khó chụp ảnh phòng khách san đẹp hơn những đơn vị này. Bạn đừng nghĩ rằng bạn tiết kiệm được 10-20tr VND mà vẫn có hiệu quả.
Thứ 5: Điểm review (đánh giá) ở những nền tảng internet khác như google map, các kênh OTA khác, nền tảng metasearch như Tripadvisor có những review tệ.
Thật là tồi tệ và không may mắn nếu khách sạn của bạn nằm trong số ít gặp phải vấn đề bad review (đánh giá xấu) từ nhiều nền tảng internet khác nhau từ mạng xã hội, OTA, Metasear.
Thứ 6: Giá bán không hợp lý: thường là giá cao hơn so với thị trường cùng phân khúc bạn đang bán.
Thật khó để đưa ra nhận định, gợi ý cụ thể cho lỗi này vì trước khi bạn đi vào hoạt động thường sẽ có team, cá nhân như GM, DOS, Sales manager...tư vấn trước đó. Nhưng về cơ bản nếu bạn không thấy đặt phòng như kỳ vọng thì hãy tìm hiểu xem lỗi đến từ đâu để cải thiện nhé.

Thứ 7: Sự chênh lệch giá dẫn đến mục tiêu mà bạn hướng đến không đạt được kết quả tốt nhất. Lỗi này thường do sales phụ trách không hiểu được vấn đề.
Ví dụ: bạn muốn đẩy mạnh khách trên nền tảng bookingcom, nhưng trước đó sales đang tham gia một chiến dịch campain trên Traveloka thì dù bạn setup như thế nào đi chăng nữa nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hiển thị trên web OTA mà bạn đang kỳ vọng (là bookingcom chẳng hạn).

Thứ 8: Người phụ trách về mảng sales OTA của khách sạn chưa đủ kinh nghiệm thực chiến trong việc triển khai bán và chưa biết làm gì để có hiệu quả?
Thứ 9: Cuối cùng, bản thân DOS không chú trọng đến việc tối ưu kênh bán trên nền tảng OTA là một lý do chính dẫn đến sự kỳ vọng của bạn không đạt được kết quả như ý.
Lỗi này khá là phố biến ở rất nhiều khách sạn 4 sao ở Việt Nam vì chủ đầu tư chưa hiểu hoặc không thèm hiểu.
Ví dụ: chủ bỏ ra 50 tỷ đồng xây một khách sạn qui mô 60 phòng, chủ đầu tư thích thuê một team có CV kinh nghiệm 5 sao tập đoàn về vận hành...nhưng có khá nhiều anh chị sales ở những tập đoàn 5 sao thường không hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đẩy bán trên nền tảng OTA.
Gợi ý cho trường hợp này chính là: chủ đầu tư hãy chủ động hoặc kết nối hoặc incharge (tham gia) ngồi họp với sales phụ trách OTA (hoặc Ecommerce) để nắm rõ công việc mà ban ấy triển khai ra sao.
Cuối cùng, gợi ý cho bạn là hãy siêng năng update đọc những bài viết của mình trên nhóm, trên website để hiểu câu chuyện bán phòng trên nền tảng OTA cho cơ sở lưu trú nhé.